Nhằm thực hiện điều chỉnh quy hoạch ngành nông nghiệp huyện gắn với tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị gia tăng các mặt hàng nông, thủy sản và phát triển bền vững, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất tập trung, chuyên canh dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế địa phương gắn với xây dựng thương hiệu đáp ứng nhu cầu thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đối khí hậu, ngày 31/7/2018, Hội đồng nhân dân huyện Vĩnh Thuận ban hành Nghị quyết số 19/NQ-HĐND về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ra đời trong hoàn cảnh nông nghiệp huyện sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết, nên gặp nhiều khó khăn, nhất là do tình hình biến đổi khí hậu, mặn xâm nhập, phương thức sản xuất đa phần là hộ gia đình, theo tập quán cũ, chưa chú trọng áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nuôi trồng... từ đó hiệu quả, giá trị kinh tế mang lại chưa cao.Để cụ thể hóa Nghị quyết, nhiều văn bản đã được ban hành và triển khai, đặc biệt trong đó là Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 28/11/2018 của UBND huyện đã xác định từng mục tiêu cụ thể nhằm chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng cao từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế.Qua hơn 4 năm thực hiện, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng, tập trung khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp là trụ đỡ và ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế của huyện, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 63,73%, thương mại-dịch vụ chiếm 18,54%, công nghiệp - xây dựng chiếm 17,73%. Đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện và không ngừng được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng, đến năm 2021 đạt 59 triệu đồng/người/năm. Huyện có 7/7 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới và duy trì đến nay, huyện được công nhận đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2020.Cụ thể đã chuyển đổi trên 2.614 ha đất sản xuất lúa 2 vụ kém hiệu quả sang nuôi 01 vụ tôm- trồng 01 vụ lúa, diện tích gieo sạ lúa trên nền đất tôm tăng qua từng năm, năm 2020 gieo sạ 9.986 ha đến năm 2021 gieo sạ 13.916 ha, đạt 99,40% (NQ, năm 2020 là 14.000ha). Sản lượng lúa thực hiện tăng lên từng năm, năm 2021 đạt 104.567 tấn, năm 2022 thực hiện ước đạt 118.049 tấn, đạt 85,84% NQ (NQ, năm 2020 sản lượng 137.583 tấn), triển khai phát triển được một số mô hình trồng màu mang lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình trồng Dưa lê (ấp Bình Minh- xã Vĩnh Bình Bắc), Dưa lưới trong nhà màng (ấp Bình Phong, xã Vĩnh Bình Nam), Rau má (ấp Lò Rèn, xã Tân Thuận),…Diện tích đưa vào thả nuôi tôm và sản lượng thủy sản hàng năm thực hiện đều đạt và vượt Nghị quyết đề ra. Diện tích đưa vào thả tôm nuôi tăng lên qua từng năm, năm 2019 là 26.938 ha tăng lên 29.510ha năm 2022 (tăng 1.821ha so với NQ là 27.689ha), trong 9 tháng năm 2022, sản lượng tôm nuôi đạt 19.880 tấn, vượt 0,9% kế hoạch năm, có 5 sản phẩm được công nhận đạt sản phẩm (OCOP) 3 sao cấp tỉnh, trên địa bàn huyện hiện nay có 21 Hợp tác xã (vượt 110% so mục tiêu), 80 Tổ hợp tác (vượt 33% so mục tiêu), đã triển khai được 09 mã vùng trồng, các doanh nghiệp ký kết thực hiện chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm từ 2019 đến nay, với diện tích trên 2.054,6 ha, sản lượng 11.680,4 tấn. Công tác triển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và xây dựng các mô hình sản xuất đã tổ chức 46 lớp tập huấn, có trên 1.388 lượt nông dân tham dự; 20 cuộc tọa đàm về lĩnh vực nông nghiệp, với 640 lượt nông dân tham dự; 29 lớp tập huấn chuyên đề thực hiện dự án, mô hình khuyến nông có 870 nông dân tham dự.Đến nay, có thể khẳng định việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-HĐND, ngày 31/7/2018 năm 2018 của HĐND huyện về tái cơ cấu ngành nông nghiệp là đúng hướng, nhận thức của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và người dân có chuyển biến tích cực về sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu, qua đó hiệu quả sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích có tăng lên, mang tính bền vững cao, tăng sinh kế, thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng vào thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.
Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử huyện Vĩnh Thuận
Ý kiến bạn đọc
Chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 -...
Vĩnh Thuận - Kiên GIang trên đường phát triển