Kiên Giang tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh năm 2023

Thứ sáu - 21/07/2023 03:53 951 0
​Sáng ngày 19/7/2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh năm 2023.

 
20 7 23 d315618b68d2e1c32c82c855e5c29f65


Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh năm 2023.

 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Văn Khái, Giám đốc Sở Tư Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Kiên Giang, đề nghị sau hội nghị này, đại biểu giới thiệu lại các nội dung của luật, pháp lệnh đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn quản lý, để góp phần nâng cao kiến thức, ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật.

Tại hội nghị, các báo cáo viên pháp luật đã trực tiếp giới thiệu 4 luật và 2 pháp lệnh, gồm: Luật Thanh tra; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Thi đua, khen thưởng; Pháp lệnh trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện băt buộc; Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. 

Luật Thanh tra năm 2022 có 8 chương với 118 điều với những điểm mới cơ bản: Đối với việc thành lập thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ và cơ quan thuộc Chính phủ: Luật cho phép thành lập thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ thay vì mỗi bộ chỉ có một tổ chức thanh tra như Luật Thanh tra năm 2010.

Đối với việc thành lập thanh tra sở: Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phù hợp với biên chế, khối lượng việc được giao, bảo đảm tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, luật quy định linh hoạt về việc thành lập thanh tra sở do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý Nhà nước tại địa phương và biên chế được giao (Điều 26).

Về hoạt động thanh tra: Luật quy định các bước tiến hành cuộc thanh tra gồm chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra trực tiếp và kết thúc thanh tra trực tiếp. Cùng các quy định về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra và giám sát hoạt động đoàn thanh tra; việc ban hành Kết luận thanh tra; việc xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra và giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước...

Một số điểm mới của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 tập trung vào các nội dung sau: Tiếp cận dựa trên quyền con người và lấy người bị bạo bực gia đình là trung tâm. Thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình, trong phòng có chống, trong chống có phòng. Sửa đổi, bổ sung các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình để khắc phục những bất cập của Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Khuyến khích xã hội hóa công tác phòng chống bạo lực gia đình phẩy đồng thời nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong bố trí nguồn lực cho phòng chống bạo lực gia đình để hướng tới xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp về phòng chống bạo lực gia đình hoạt động chuyên nghiệp hiệu quả. Đổi bổ sung quy định về trách nhiệm của chính phủ cơ quan quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình và cơ quan tổ chức có liên quan trong phòng chống bạo lực gia đình

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024, với 8 nhóm điểm mới, như: Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn trong công tác thi đua, khen thưởng. Thể hiện rõ nguyên tắc thành tích đến đâu, khen đến đó và đề cao tính kịp thời của hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được để khắc phục tình trạng khen thưởng “tích lũy thành tích, cộng dồn thành tích" trước đây. Đưa phong trào thi đua hướng về cơ sở, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, thiết thực, gắn với lợi ích của người trực tiếp tham gia thi đua, hạn chế tính hình thức trong thi đua, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở 4 khâu (phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến). Chú trọng khen thưởng tập thể ở cơ sở, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ…; quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khen thưởng ở khu vực ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân. Quy định cụ thể khen thưởng đối với người nước ngoài có nhiều đóng góp cho đất nước Việt Nam. Bổ sung hình thức khen thưởng kháng chiến “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang" (khoản 2 Điều 96). Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng.

Đỗ Quyên

Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đảng bộ tỉnh Kiên Giang::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thông tin cần biết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay8,892
  • Tháng hiện tại39,062
  • Tổng lượt truy cập5,968,751
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây