Giám sát việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Thứ năm - 23/07/2020 04:06 1.790 0
Ngày 22/7/2020, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do bà Nguyễn Thị Kim Bé, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thuận về thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020 tại huyện Vĩnh Thuận. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phạm Văn Hậu, phó chủ tịch UBND huyện, tham gia làm việc cùng đoàn còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, và một số ban ngành của huyện có liên quan. 
 
20200722 080645
 
Quang cảnh: Đoàn Giám sát việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
giai đoạn 2015-2020 tại huyện Vĩnh Thuận

Được biết năm học 2019-2020 toàn huyện có 33 trường, với 536 lớp, 14.666 học sinh. Trong đó có 8 trường mẫu giáo; tiểu học có 15 trường 343 lớp, có hơn 8.500 học sinh; cấp trung học cơ sở có 5 trường 119 lớp hơn 4.000 học sinh, 3 trường Trung học phổ thông và 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên-Giáo dục dạy nghề. Đội ngũ giáo viên toàn ngành được đào tạo, bồi dưỡng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ cũng như vững vàng kỷ năng sư phạm với trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
Thời gian qua việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, huyện Vĩnh Thuận đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Quán triệt chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa; chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; bảo đảm các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, nhân lực, tổ chức tập huấn bồi dưỡng giáo viên. Việc chọn sách giáo khoa ở huyện triển khai thực hiện đảm bảo nguyên tắc, sách giáo khoa thuộc danh mục được Bộ Giáo dục-Đào tạo phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Đảm bảo các tiêu chí phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện, phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học trên địa bàn huyện. 
Tuy nhiên, nhiên cũng gặp một khó khăn khi triển khai Nghị quyết nhất là việc triển khai chủ trương này chưa sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân; hệ thống trường lớp còn phân tán rộng trên khắp địa bàn, trường còn nhiều điểm lẻ, việc quy hoạch mạng lưới trường lớp còn gặp nhiều khó khăn; điều kiện cơ sở vật chất đã xuống cấp do xây dựng đã lâu, cần được thay thế, sửa chữa, nguồn vốn đầu tư công tác xây dựng còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, làm ảnh hưởng phần nào trong việc triển khai thực hiện đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa. 
Kết luận cuộc giám sát, bà Nguyễn Thị Kim Bé, phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang yêu cầu địa huyện cần làm rõ những giải pháp, lộ trình thực hiện, trách nhiệm và những đề xuất, kiến nghị của địa phương về các vấn đề cần thiết trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cần tập trung nguồn lực để đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, quan tâm đến các đối tượng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, quan tâm bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
 
Tin và ảnh: Hoàng Minh

Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử huyện Vĩnh Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thông tin cần biết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay5,298
  • Tháng hiện tại101,954
  • Tổng lượt truy cập5,859,835
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây