Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ, anh dũng hy sinh, chiến đấu ngoan cường, góp phần vào thắng lợi vẻ vang giải phóng quê hương đất nước. Phát huy truyền thống cách mạng, tự lực, tự cường, lao động cần cù, sáng tạo, sau 45 năm ngày giải phóng Đảng bộ, quân và dân huyện Vĩnh Thuận đồng lòng, đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm chung tay, góp sức cùng nhau xây dựng làm cho quê hương từng ngày khởi sắc, đời sống người dân ngày một phát triển đi lên. Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam năm nay người dân càng thêm tự hào vì huyện Vĩnh Thuận cơ bản có 7/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới và huyện Vĩnh Thuận đang chờ trên công nhận huyện nông thôn mới.
Huyện Vĩnh Thuận là một huyện căn cứ cách mạng, là một trong những huyện trọng điểm đánh phá, lấn chiếm của địch, đồng thời kẻ thù cũng tập trung vơ vét, phá hoại nhân tài vật lực nơi đây để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài hơn 20 năm, Vĩnh Thuận là chiến trường tranh chấp quyết liệt, quân và dân huyện Vĩnh Thuận đã lần lượt đánh bại các âm mưu “bình định lấn chiếm”, “gom dân lập ấp chiến lược”, chiến dịch “nhổ cỏ u minh”, làm phá sản các chiến thuật “bủa lưới phóng lao”, “trực thăng vận” của địch giải phóng huyện nhà, góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tiêu biểu như: Trung đội Nữ pháo binh, du kích xã Vĩnh Phong, xã Vĩnh Thuận...luôn là nổi ám ảnh khiếp sợ của kẻ thù. Những chiến công rực rỡ Kè Một, Cây Bàng, Đồn Chắc Băng...là những biểu tượng về ý chí quyết chiến quyết thắng, tự lực tự cường, về tinh thần kiên cường bám trụ. Quân và dân huyện Vĩnh Thuận đã phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của các thế hệ cha anh, phát huy khí thế hào hùng của những ngày cách mạng tháng tám, Đảng bộ và quân dân Vĩnh Thuận đã kiên cường bám trụ, chiến đấu, một lòng tin tưởng và theo Đảng, Bác Hồ.
Những ngày tháng 4 lịch sử, trên khắp nẻo đường cờ hoa tung bay rực rỡ làm cho lòng người càng tự hào hơn về những truyền thống cha anh đi trước, như nhắc nhở mỗi người dân càng ra sức phấn đấu, lao động, học tập. Trên con đường bê tông láng bóng chúng tôi đã vượt đường xa hơn 30km tìm đến bác Nguyễn Văn Lự, 74 tuổi, ở ấp Tân Bình, xã Vĩnh Bình Bắc ông cũng là một trong những nhân chứng đã tham gia chiến đấu các trận đánh ác liệt để dành độc lập như ngày hôm nay, được nghe ông kể về những chiến công oanh liệt ngày xưa: “những năm 1969, 1970 làng xóm sơ xác cán gáo và U Bích đánh nói chung có những gia đình chết hết những ngày chôn 5-7 hộ, ngày nào cũng thấy máu, sau chiến tranh đói khát gần 50%, vận động mượn tiền mượn lúa giúp đỡ nhau người khá giả ủng hộ người nghèo đói, cán bộ làm không lương, đi xuống công tác thì ăn nhờ nhà dân, dân nuôi cán bộ. Cuộc đời của bác Lự là cuộc đời cầm súng, tham gia rất nhiều trận đánh, từng qua nhiều vị trí quan trọng trong thời chiến, từng trực tiếp chiến đấu, nhưng trận đánh không thể quên là trận đấu diệt được Trung đội biệt kích ác ôn của đại úy Nghiêm ở Kè Một. Bác Nguyễn Văn Lự kể “được lệnh của Đảng lúc đó tỉnh ủy chỉ đạo trực tiếp là chị tư Lệ chỉ huy tấn công của xã Vĩnh Bình Bắc, nói chung lúc đó 5 đồn trong xã, kết hợp 3 mũi, quân sự, chính trị, binh vận giao cho các nơi các ấp tập trung mà Vĩnh Bình Bắc phải tự lực tự cường giải phóng, trong thời gian ngắn đã giải phóng được 4 đồn đồn còn lại là đồn Nước Chảy là ngoan cố nhất tới tháng 5/1972 mới giải phóng…
Tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng của quân và dân ta, qua hơn 10 năm xây dựng NTM huyện đã tập trung dồn sức lực để tốc độ phát triển kinh tế của huyện hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, sản xuất không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao, các chính sách an sinh xã hội thực hiện đảm bảo, thu nhập của người dân tăng cao, diện mạo nông thôn thật sự đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần từng năm. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể ngày càng đạt hiệu quả cao. Ông Huỳnh Tấn Phi, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận cho biết “hững năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước thì huyện Vĩnh Thuận tập trung quyết liệt để phát triển kinh tế đưa huyện nhà đi lên phát triển cùng với huyện bạn trong tỉnh thì hiện nay huyện Vĩnh Thuận tập trung chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp, để xóa bỏ độc canh cây lúa so với những năm trước thì hiện nay huyện đang tập trung chuyển đổi để nuôi tôm, toàn huyện hiện nay có hơn 28 ngàn hec ta để nuôi các loại tôm: tôm càn xanh, tôm sú và tôm thẻ theo đó cũng xen vào các loại thủy sản khác cùng với diện tích đó thì huyện cũng chỉ đạo bà con nhân dân chuyển đổi 1 vụ tôm 1 vụ lúa hơn khoảng 10 ngàn héc ta theo đó huyện giữ lại diện tích lúa 2 vụ khoản 3.700ha và giữa sản xuất lúa kèm theo màu hiện nay bà con nhân dân có cuộc sống rất ổn định và đời sống nhân dân ngày càng đi lên.
Huyện luôn quan tâm đến việc dạy và học đặc biệt là nâng cao chất lượng giáo dục, đến nay toàn huyện 26/28 trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia, đạt 92,85%, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư kiên cố, các tuyến đường giao thông nông thôn bằng bê tông, nối liền trục ấp, liên ấp mặt đường rộng từ 2,5 đến 3,5m tạo điều kiện người dân đi lại được thuận tiện hơn. Các cây cầu kiên cố, có tải trọng từ 5 tấn trở lên được xây dựng. Có hệ thống cống điều tiết nước, trạm bơm điện bảo đảm tưới tiêu cho các hợp tác xã; hệ thống đê bao sông Cái Lớn, Cái Chanh ứng phó với biến đổi khí hậu đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động đảm bảo cho diện tích sản xuất lúa 2 vụ và diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện.
Nếu như trước đây sau ngày giải phóng thì cây cỏ um tùm, lau sậy, dừa nước mọc thì nay Vĩnh Thuận có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, sản lượng hàng năm bình quân trên 120 nghìn tấn; đồng thời bà con cũng chuyển đổi đất sản xuất lúa 2 vụ kém hiệu quả và đất trồng cây khác sang mô hình tôm – lúa theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao thu nhập cho người dân, từ đó cho năng suất thủy sản bình quân hàng năm 25 nghìn tấn. Trong đó riêng sản lượng tôm nuôi hàng năm đạt 13 nghìn tấn. Nhờ một vụ lúa, vụ tôm mà đời sống người dân thay đổi đáng kể. Hiện nay toàn huyện có 7/7 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, thị trấn Vĩnh Thuận cũng đang phấn đấu để đạt chuẩn đô thị loại IV. Tự hào với truyền thống của một vùng đất cách mạng, Đảng bộ và nhân dân huyện Vĩnh Thuận sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, ông Huỳnh Tấn Phi, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận cho biết thêm “thời gian tới thì lãnh đạo huyện Vĩnh Thuận thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy thì tiếp tục chuyển đổi cơ cấu tái nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp chọn những loại cây con chuyển đổi để có giá trị năng suất làm sao đời sống bà con có phát triển cao hơn, tiếp tục quan tâm gia đình chính sách hộ nghèo, hiện nay huyện còn 3,06% hộ nghèo chúng tôi đang tập trung tháo gỡ cho hộ nghèo cận nghèo được vươn lên, kỹ niệm 30/4 thì sau 45 năm thì huyện cũng đã có triển khai tuyên truyền để bà tiếp tục hưởng ứng phát triển kinh tế chăm lo gia đình chính sách được tốt hơn.
Với truyền thống yêu nước, đoàn kết đấu tranh bất khuất trước mọi kẻ thù tàn bạo, bằng kinh nghiệm xương máu, Đảng bộ và quân dân huyện Vĩnh Thuận sẽ phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, nổ lực phấn đấu xây dựng huyện nhà từng bước đi lên, xứng đáng với danh hiệu vẻ vang “huyện Vĩnh Thuận anh hùng.
Bài và ảnh: Diễm Trang