Trước thực trạng dịch tả heo châu Phi diển biến phức tạp trên cả nước. Những ngày qua, các tỉnh trong khu vực Tây Nam Bộ đã đồng loạt triển khai nhiều biện pháp phòng, chống quyết liệt.
Theo số liệu của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, đàn heo ở tỉnh dao động khoảng 340.000 con, ngoài ra tỉnh còn nhập thêm khoảng 5.000 con heo mỗi tháng. Địa bàn có tuyến đường biên giới khá dài và nhiều đảo nên ngành chức năng rất chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi. Tỉnh đã thành lập 05 tổ kiểm dịch lưu động, 02 tổ ứng phó nhanh nhằm đôn đốc, giám sát, chỉ đạo, hỗ trợ công tác phòng chống dịch trên địa bàn các huyện, tăng cường phun thuốc khử trùng, khử độc các xe vân chuyển heo.
Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Kiên Giang, Huyện Vĩnh Thuận đã nghiêm túc quán triệt, kiểm tra trong toàn huyện. Tổng đàn heo của huyện hiện có khoảng 5.500 con, ngoài ra còn nhập thêm của các huyện trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ. Tính đến ngày 22/3/2019 theo số liệu báo cáo từ các xã, huyên chưa phát hiên có dịch tả heo châu Phi trên địa bàn. Với quyết tâm chính trị cao trong phòng chống dịch, huyện chỉ đạo chốt kiểm dịch giống thủy sản gồm Công an huyện, phòng NN-PTNT, Trạm chăn nuôi và thú y nhận thêm nhiệm vụ kiểm dịch tả lợn trên địa bàn và đang khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, thành lập đội phản ứng nhanh và kiểm tra lưu động gồm có Phòng NN-PTNT, Công an huyện, Tài nguyên Môi trường, Trạm khuyến nông, UBND và Tổ kinh tế kỹ thuật các xã, thị trấn.
Trước mắt, Ban chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, hội quần chúng cấp huyện và cơ sở tuyên truyền cho nhân dân nâng cao ý thức trong phòng chống, phát hiện, báo cáo kịp thời khi có dịch xảy ra; phải bình tĩnh trước nguy cơ dịch bùng phát lan rộng. Đồng thời tin tưởng các nhà khoa học khuyến cáo dịch tả heo châu Phi không có khả năng lây sang người.
Hai, đội phản ứng nhanh và kiểm tra lưu động của huyện, thường xuyên tuần tra khép kín địa bàn, nắm chặt thông tin tình hình dịch, báo cáo đề xuất ý kiến giải quyết kịp thời những tình huống mới phát sinh, không để bị đông bất ngờ, tổ chức phun thuốc khử trùng, khử độc, tiêm ngừa lỡ mồm long móng… cho đàn gia súc; kiểm tra chặt chẽ các phương tiện vận chuyển heo ngoài tỉnh vào địa bàn, nếu đủ điều kiên cho nhập để giết mổ thì phải phun thuốc khử độc, sát trùng đề phòng dịch phát tán.
Ba, các cơ quan chức năng, Ủy ban Mặt trận, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, phối hợp chặt chẽ với các ngành Nông nghiệp, Tài nguyên Môi trường, Trạm chăn nuôi và thú y, các đội liên ngành phòng chống dịch,… nắm chặt thông tin về diễn biến của dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn để báo cáo Lãnh đạo huyện chỉ đạo kịp thời.
Bốn, Ủy ban nhân dân, Tổ kinh tế kỹ thuật các xã, thị trấn; thường xuyên gặp gỡ tuyên truyền các lò giết mổ, hộ chăn nuôi heo; tập trung làm tốt việc khử trùng, khử độc nơi chăn nuôi, nơi giết mổ, phải rắc vôi bột xung quanh chuồng trại; trong nền chuồng, trại, nền giết mổ phải phun thuốc sát trùng thường xuyên. Tại các nơi bán thịt heo phải được xử lý sát trùng cuối buổi chợ.
Năm, nghiêm cấm mọi hành vi vận chuyển, mua bán, giết mổ, nhập lậu, thịt heo không rõ nguồn gốc trên địa bàn. Tập trung kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn heo để kịp thời phát hiên sớm heo bị bệnh, chết không rõ nguyên nhân hoặc có biểu hiện bất thường nghi ngờ mắc bệnh. Đồng thời, vận động nhân dân bình tĩnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng đối phó với dịch bệnh này, không được giấu dịch khi đã xảy ra, không hoang mang trong tiêu dùng hoặc bán chạy heo, khiến giá heo bị giảm gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
Với những giải pháp quyết liêt từ huyện đến cơ sở và sự hưởng ứng tuyệt đối của các nơi giết mổ, mua bán thịt heo và những hộ chăn nuôi, vận chuyển heo trên địa bàn, hy vọng huyện Vĩnh Thuận không xảy ra dịch tả heo châu Phi và các dịch bệnh khác để người dân yên tâm chăn nuôi, trồng trọt phát triển nâng cao đời sống.